Bản chất của Hợp đồng cho thuê lại lao động theo quy định năm 2021

Bản chất của hợp đồng cho thuê lại lao động là gì? Quan hệ ba bên trong hợp đồng cho thuê lại lao động được pháp luật điều chỉnh như nào?
Cho thuê lại lao động là quan hệ 03 bên giữa:
  • Bên cho thuê lao động (doanh nghiệp cho thuê lao động)
  • Người lao động được cho thuê lại
  • Bên thuê lại lao động (doanh nghiệp thuê lại lao động).
Vậy nên, trong cho thuê lại lao động sẽ gồm ba mối quan hệ:

Quan hệ giữa doanh nghiệp cho thuê lao động và người lao động được cho thuê lại

Quan hệ này là quan hệ lao động được thiết lập trên cơ sở của hợp đồng lao động. Doanh nghiệp cho thuê lao động tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Vì vậy, trong quan hệ này doanh nghiệp cho thuê lại lao động chính là người sử dụng lao động và lao động được cho thuê lại là người lao động. Người lao động tuy không làm việc tại doanh nghiệp cho thuê lao động, nhưng doanh nghiệp cho thuê lao động vẫn có trách nhiệm trả lương và đảm bảo các quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ này của doanh nghiệp cho thuê lại lao động là bằng việc ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

Quan hệ giữa doanh nghiệp cho thuê lao động và doanh nghiệp thuê lại lao động

Quan hệ giữa hai doanh nghiệp này là quan hệ mang tính dịch vụ được hình thành trên cơ sở hợp đồng cho thuê lại lao động. Theo đó, thì doanh nghiệp cho thuê lao động có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp thuê lại lao động lượng lao động mà doanh nghiệp này cần theo điều kiện, tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đó đặt ra, đồng thời doanh nghiệp thuê lại lao động có trách nhiệm trả cho doanh nghiệp cho thuê lao động một khoản tiền. Khi hết thời hạn thuê lao động theo hợp đồng cho thuê lại lao động, doanh nghiệp thuê lại lao động sẽ hoàn trả lại số lao động đã thuê cho doanh nghiệp cho thuê lao động.

Quan hệ giữa người lao động được cho thuê lại và doanh nghiệp thuê lại lao động

Trong mối quan hệ này, thì doanh nghiệp thuê lại lao động tuy không phải là người sử dụng lao động nhưng lại có quyền điều hành, giám sát, quản lý đối với người lao động cho thuê lại trong quá trình người lao động này thực hiện các nghĩa vụ lao động tại doanh nghiệp mình. Các công việc mà người lao động phải thực hiện cho doanh nghiệp thuê lại được quy định tại Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.
Cơ sở của mối quan hệ này là quan hệ dân sự thực hiện đúng nghĩa vụ. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp người lao động vi phạm các nghĩa vụ lao động hay có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì doanh nghiệp thuê lại lao động không tiến hành xử lý mà trả lại người lao động cho doanh nghiệp cho thuê lao động (nếu trường hợp họ không muốn sử dụng nữa).

Tiềm năng của việc cho thuê lại lao động

Cho thuê lại lao động là mảnh đất đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp hoạt động môi giới việc làm. Họ tuyển lao động phổ thông theo nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất và ký hợp đồng lao động với số lao động này, sau đó cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất theo hợp đồng cung ứng lao động (hợp đồng cho thuê lại lao động). Các doanh nghiệp sản xuất bố trí việc làm cho người lao động nhưng không quản lý người lao động. Doanh nghiệp sản xuất trả tiền công cho người lao động và phí dịch vụ cho doanh nghiệp cung ứng lao động.

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng 12 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng mười một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]