Ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động năm 2021

Theo quy định của Điều 54, Bộ luật Lao động, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thực hiện việc ký quỹ. Vậy ký quỹ là gì và tại sao các doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ?

Ký quỹ là gì?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc tài sản phong toả tại một tổ chức tín dụng để thanh toán cho bên có quyền liên quan khi đến thời hạn mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành.

Nói cách khác, ký quỹ như một biện pháp đảm bảo cho bên có quyền và lợi ích liên quan, đồng thời đề phòng những rủi ro có thể xảy ra đối với bên có quyền đó.

Các loại tài sản ký quỹ phải là:

  • Tiền;
  • Kim khí;
  • Đá quý;
  • Hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền.

Ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động

Việc cho thuê lại lao động của doanh nghiệp thông qua hợp đồng cho thuê lại lao động nhằm những mục đích như:

  • Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu lao động;
  • Thay thế tạm thời cho lao động chính thức trong thời gian nghỉ thai sản, nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc thực hiện các nghĩa vụ công dân;
  • Nhu cầu sử dụng lao động có trình độ cao…

Để đảm bảo quyền của người lao động, việc ký quỹ là bắt buộc đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Khoản tiền ký quỹ này được sử dụng để:

  • Thanh toán tiền lương, tiền trợ cấp và các loại bảo hiểm cho người lao động;
  • Bồi thường cho người lao động trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động vi phạm hợp đồng lao động hoặc gây thiệt hại cho người lao động do không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Khoản tiền ký quỹ

Căn cứ vào Điều 21, Nghị định 145/2020/NĐ-CP. (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động), doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ 2 tỷ đồng. Việc ký quỹ này phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và ngân hàng.

Rút tiền ký quỹ

Việc rút tiền ký quỹ phải được sự cho phép của chủ tịch UBND cấp tỉnh trong 5 trường hợp sau:

  1. Doanh nghiệp cho thuê đang gặp khó khăn tạm thời và không đủ khả năng chi trả cho người lao động sau thời hạn là 30 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán.
  2. Doanh nghiệp cho thuê đang gặp khó khăn tạm thời và không đủ khả năng bồi thường cho người lao động sau thời hạn là 60 ngày kể từ ngày đến hạn bồi thường.
  3. Doanh nghiệp không được cấp giấy phép cho thuê lại lao động.
  4. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép.
  5. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ ở một ngân hàng thương mại khác.

Bên cạnh đó, Sở Lao động – Thương binh có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và yêu cầu doanh nghiệp cho thuê báo cáo tình hình thanh toán cho người lao động và giám sát việc thanh toán đó.

Để viết thêm chi tiết về thủ tục xin cấp Giấy phép cho thuê lại lao động, quý khách vui lòng liên hệ văn phòng công ty luật INA theo số điện thoại của Luật sư Nguyễn Trung Nam: 0979.05.05.35 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi email đến: info@inalaw.net.

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng Mười Hai 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng Mười Một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]