Xung đột lợi ích là gì?

Published On: Tháng 7 2, 2021Categories: Doanh nghiệp & Thương mạiTags: ,

Xung đột lợi ích (conflict of interest) là một khái niệm rộng và xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy cụ thể xung đột lợi ích là gì và có điểm gì đáng chú ý, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Khái niệm xung đột lợi ích

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, có thể hiểu xung đột lợi ích xảy ra khi lợi ích của một cá nhân hoặc tổ chức có chức vụ, quyền hạn tác động hoặc có khả năng tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Khi xảy ra tình huống như vậy, cá nhân hoặc tổ chức này thường sẽ bị tổ chức quản lý yêu cầu tự từ chức hoặc rút lui

Bản chất của xung đột lợi ích

Xung đột lợi ích thường được đề cấp đến trong môi trường kinh doanh, như trường hợp mà lợi ích riêng của một cá nhân xung đột với lợi ích chính đáng của chủ doanh nghiệp họ đang làm việc hoặc công ty mà họ nhận được đầu tư.
Ngoài ra, xung đột lợi ích nảy sinh khi một người đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của tập thể, từ đó vi phạm các nghĩa vụ đối với tổ chức mà họ là bên liên quan hoặc lợi dụng vị trí của mình để đạt tư lợi cá nhân.

Ví dụ về các hành vi xung đột lợi ích phổ biến

Thứ nhất, kinh doanh vụ lợi là loại xung đột lợi ích thường bắt gặp nhất trong giới kinh doanh. Tình huống này phát sinh khi một chuyên gia cấp quản lí thực hiện giao dịch từ một tổ chức khác để đạt được tư lợi cá nhân nhưng lại gây tổn hại cho chính công ty của mình.
Ngoài ra, nhận quà tặng cũng là một loại xung đột lợi ích thường gặp, khi nhân viên nhận quà từ khách hàng, đổi ngược lại thì nhân viên đó sẽ thực hiện những công việc có lợi cho người tặng.
Hơn nữa, sử dụng thông tin bí mật của công ty để phục vụ mục đích cá nhân cũng được coi là một loại xung đột lợi ích. Hành vi này thường được gọi dưới cái tên là “giao dịch nội gián”.

Giải pháp kiểm soát xung đột lợi ích

Để có thể thực hiệc việc kiểm soát các hành vi xung đột lợi ích, bài viết này đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, về phía cán bộ, công chức, viên chức, người dân cũng như doanh nghiệp, thì nhứng cá nhân, tổ chức này cần phải nâng cao nhận thức và hiểu biết về xung đột lợi ích.
Thứ hai, về phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì cần phải mở rộng phạm vi áp dụng của các quy định về xung đột lợi ích, như nhận quà biếu, việc làm ngoài công vụ, kê khai thu nhập – tài sản cho các chủ thể có quan hệ mật thiết với công chức.
Cuối cùng, việc đẩy mạnh vai trò giám sát của xã hội, doanh nghiệp và báo chí cũng vô cùng cần thiết để kiểm soát hành vi này.

Tài liệu tham khảo

Văn bản pháp luật:

  • Luật Phòng chống tham nhũng 2018
  • Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, có hiệu lực 15/8/2019

Báo, tạp chí

  • Tạp chí Cộng sản, “Lợi ích và xung đột lợi ích trong quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, GS, TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 13/05/2020
  • Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Kiểm soát xung đột lợi ích tốt hơn có thể giúp tăng cường hiệu quả trong khu vực công, Đặng Hiếu, 09/11/2016.

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng 12 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng mười một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]