Cạnh tranh không lành mạnh – Hạn chế cạnh tranh

Cạnh tranh không lành mạnh là gì và quy định của pháp luật hiện hành về hành vi cạnh tranh không lành mạnh? Và so sánh cạnh tranh không lành mạnh với hạn chế cạnh tranh.

Khái quát về cạnh tranh không lành mạnh

  • Cạnh tranh là môi trường vận động của cơ chế thị trường và tồn tại như một quy luật khách quan. Cạnh tranh có những vai trò quan trọng như sau. Thứ nhất, cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Ngoài ra, cạnh tranh khuyến khích việc áp dụng khoa học, kỹ thuật mới, cải tiến công nghệ nhằm kinh doanh có hiệu quả. Hơn nữa, cạnh tranh dẫn đến giá thấp hơn cho người tiêu dùng và làm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Cuối cùng, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp cũng như các quốc gia phải sử dụng các nguồn lực đặc biệt là nguồn tài nguyên một cách tối ưu nhất.
  • Thế nhưng, các hoạt động trong môi trường cạnh tranh không phải lúc nào cũng diễn ra một cách lành mạnh. Căn cứ vào tác động bất lợi của hành vi cạnh tranh gây ra đối với môi trường cạnh tranh, pháp luật của một số nước đã chia cạnh tranh thành HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH và HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH.

Nguồn gốc của cạnh tranh không lành mạnh

HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH

hình thành từ những thủ đoạn lũng đoạn thị trường của các tập đoàn kinh tế tư bản độc quyền ở Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XIX và luôn hướng tới việc hình thành sức mạnh thị trường hoặc lạm dụng sức mạnh thị trường, làm cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường bị bóp méo. Sự biến dạng cạnh tranh có thể làm thay đổi cấu trúc thị trường, thay đổi tương quan giữa các doanh nghiệp, làm cản trở, giảm sức ép cạnh tranh trên thị trường. Hành vi hạn chế cạnh tranh thường gây hậu quả xấu cho toàn bộ thị trường và người tiêu dùng trên thị trường đó. Thông thường hành vi hạn chế cạnh tranh gồm 4 dạng hành vi:

HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

là những hành vi của doanh nghiệp nhằm mục đích cạnh tranh trái với chuẩn mực đạo đức, đi ngược với thông lệ thiện chí, trung thực trong kinh doanh. Những hành vi này phát sinh trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đã đẩy cạnh tranh lên quá mức bằng những thủ đoạn thái quá gây thiệt hại cho đối thủ hoặc bộ phận người tiêu dùng.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm giống và khác nhau của hai loại hành vi này.
 
       

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng Mười Hai 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng Mười Một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]