Đăng ký hộ kinh doanh năm 2021

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể và hộ kinh doanh gia đình như nào? Trình tự, thủ tục và các lưu ý khi đăng ký kinh doanh theo quy định mới nhất năm 2021.

Những lưu ý theo quy định năm 2021

Đăng ký hộ kinh doanh đã có những thay đổi nhất định từ đầu năm 2021. Nghị định 01/2021/NĐ-CP (Nghị định 01) đã có những quy định mới về hộ kinh doanh mà các cá nhân muốn đăng ký loại hình kinh doanh này cần lưu ý như sau:

Thêm một trường hợp không được đăng ký hộ kinh doanh

Tại điểm b, khoản 1, điều 80 Nghị định 01 có quy định: người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tạm giam hoặc đang chấp hành án tù, cai nghiện hoặc đang bị Toà án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì không được thành lập hộ kinh doanh.

Người được đăng ký hộ kinh doanh

Theo quy định cũ, người được đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

  • Cá nhân;
  • Nhóm cá nhân;
  • Gia đình.

Tuy nhiên, theo Nghị định 01, “nhóm cá nhân” không còn nằm trong 1 trong 3 đối tượng được đăng ký thành lập hộ kinh doanh nữa.

Trường hợp các thành viên trong gia đình cùng nhau thành lập hộ kinh doanh thì phải có bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình uỷ quyền cho một người làm đại diện hộ kinh doanh làm chủ hộ.

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh

Đối với hộ kinh doanh cá nhân

  1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  2. Giấy tờ pháp lý cá nhân như căn cước công dân… của chủ hộ kinh doanh.
  3. Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân của người được uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

Đối với hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

  1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  2. Giấy tờ pháp lý cá nhân như căn cước công dân… của thành viên hộ kinh doanh.
  3. Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.
  4. Biên bản họp gia đình uỷ quyền cho một người làm chủ hộ.
  5. Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân của người được uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

Số lượng: 1 bộ hồ sơ.

Trình tự, thủ tục đăng ký

Bước 1: Nộp hồ sơ

– Cách 1: Nộp tại bộ phận một cửa UBND cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh hoặc tại phòng Tài chính – Kế hoạch.

– Cách 2: Nộp qua cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh/thành địa điểm hoạt động của hộ kinh doanh.

Bước 2: Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và nhận kết quả

Sau khi nộp hồ sơ, người nộp sẽ được nhận giấy biên nhận. Khi hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ trả giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch cần nêu rõ lý do và nội dung cần sửa.

Thời hạn giải quyết: 3 ngày làm việc.

Một điều đặc biệt nữa là từ năm 2021, hộ kinh doanh được tổ chức kinh doanh ở nhiều địa điểm khác.

Để biết thêm chi tiết về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, quý khách vui lòng liên hệ văn phòng công ty luật INA theo số điện thoại của Luật sư Nguyễn Trung Nam: 0979.05.05.35 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi email đến: info@inalaw.net.

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng Mười Hai 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng Mười Một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]