Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021
Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Căn cứ pháp lý
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Điều kiện cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Điều kiện đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp muốn cho thuê lại lao động cần phải thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (2 tỷ đồng).
Điều kiện đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó cũng phải đáp ứng một số các yêu cầu nhất định như sau:
- Là người quản lý doanh nghiệp;
- Không có án tích;
- Đã có kinh nghiệm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 36 tháng trở lên trong thời hạn 5 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động như sau:
- Đơn đề nghị cấp/gia hạn giấy phép cho thuê lại lao động (Theo Mẫu số 05/PLIII);
- Bản lý lịch tự khai (Theo Mẫu số 07/PLIII);
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Lưu ý: nếu người đại diện theo pháp luật là người có quốc tịch nước ngoài thì thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia người đại diện mang quốc tịch. Sau đó dịch thuật sang tiếng Việt và công chứng, hợp pháp hoá lãnh sự theo đúng quy định của pháp luật.
Thời hạn cấp Phiếu này không quá 6 tháng kể từ ngày cấp.
- Văn bản chứng minh “Đã có kinh nghiệm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 36 tháng trở lên trong thời hạn 5 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép” của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, bao gồm các giấy tờ sau:
- Bản sao được chứng thực từ bản chính của hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện;
- Bản sao chứng thực bản chính quyết định bổ nhiệm/ văn bản công nhận kết quả bầu của người đại diện; hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc cung ứng lao động).
Đối với các tài liệu, văn bản của nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và hợp pháp hoá lãnh sự.
- Văn bản chứng minh tiền ký quỹ (Theo Mẫu số 01/PLIII)
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép cho thuê lại lao động
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Lao động – Thương binh xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ, Sở Lao động – Thương binh xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
– Thời gian giải quyết hồ sơ: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Vui lòng liên hệ Công ty Luật INA để biết thêm chi tiết.
Chia sẻ bài viết này!
Bài viết mới nhất
Mẫu số 05/PLIII – Đơn đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Mẫu số 05/PLIII - Đơn đề nghị cấp/cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được áp dụng kể từ ngày 01/02/2021, đính kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao [...]
Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021
Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]
Luật sư tư vấn dân sự – Giải quyết tranh chấp uy tín & tận tâm
Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm kỹ 2016 – 2020; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các toà án, trong nhiệm kỳ 2016-2020, các Tòa [...]
Đăng ký nhãn hiệu năm 2021
Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]