Mang thai hộ có phạm pháp không?
Do nhu cầu xã hội và nhiều trường hợp hiểm nghèo, hiếm muộn con cái nên nhu cầu tìm người mang thai hộ dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, việc này gây ra nhiều hệ luỵ pháp lý và đời sống dù mang thai hộ ở hình thức nào đi chăng nữa. Vậy pháp luật quy định như nào về vấn đề này?
Định nghĩa
Theo quy định của Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014, mang thai hộ được chia thành hai trường hợp là:
- vì mục đích nhân đạo; và
- vì mục đích thương mại.
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc người phụ nữ tự nguyện giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Việc mang thai này không phải vì mục đích thương mại. Noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng sẽ được thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
Mang thai hộ vì mục đích thương mại, hay còn gọi là đẻ thuê, là việc người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.
Mang thai hộ có phạm pháp không?
Theo quy định tại điểm g, khoản 2, Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã quy định rất rõ về những hành vi cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình. Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại; mang thai hộ vì mục đích thương mại; lựa chọn giới tính thai nhi; sinh sản vô tính là hoàn toàn bị cấm.
Còn vì mục đích nhân đạo và hỗ trợ những cặp vợ chồng hiếm muộn thì không bị cấm. Tuy nhiên pháp luật cũng quy định rất rõ về việc xác định cha mẹ của thai nhi trong trường hợp này.
Tại Điều 94 quy định về xác định cha mẹ của thai nhi: con sinh ra trong trường hợp này là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.
Việc mang thai hộ với mục đích nhân đạo cũng có những quy định cụ thể về điều kiện mang thai hộ và một số các thủ tục, hồ sơ đề nghị mang thai hộ theo quy định của pháp luật.
Mang thai hộ vì mục đích thương mại bị xử lý như nào?
Theo quy định tại Điều 187, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 về Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại như sau:
– Người đứng ra tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
d) Tái phạm nguy hiểm.
– Người mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Để được giải đáp về những vấn đề pháp lý về mang thai hộ và ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình, và các vấn đề hôn nhân gia đình khác, anh/chị vui lòng liên hệ công ty Luật INA để được tư vấn cụ thể và chi tiết về phương án giải quyết. Xin trân trọng cảm ơn./.
Chia sẻ bài viết này!
Bài viết mới nhất
Mẫu số 05/PLIII – Đơn đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Mẫu số 05/PLIII - Đơn đề nghị cấp/cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được áp dụng kể từ ngày 01/02/2021, đính kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao [...]
Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021
Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]
Luật sư tư vấn dân sự – Giải quyết tranh chấp uy tín & tận tâm
Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm kỹ 2016 – 2020; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các toà án, trong nhiệm kỳ 2016-2020, các Tòa [...]
Đăng ký nhãn hiệu năm 2021
Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]