Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng 1

Quy định về hành vi “đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng” được phát triển dựa trên quy định cũ tại Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2004 về “quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn”. Tại Luật Cạnh tranh 2018, hành vi này đã được khái quát hoá, điều chỉnh tất cả các hình thức đưa thông tin từ doanh nghiệp đến khách hàng, mà trong đó quảng cáo chỉ là một hình thức thông tin.

Khái quát

Quy định về hành vi “đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng” được phát triển dựa trên quy định cũ tại Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2004 về “quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn”. Tại Luật Cạnh tranh 2018, hành vi này đã được khái quát hoá, điều chỉnh tất cả các hình thức đưa thông tin từ doanh nghiệp đến khách hàng, mà trong đó quảng cáo chỉ là một hình thức thông tin.
Cơ chế cạnh tranh chỉ được vận hành tốt khi các thông tin thị trường đầy đủ và minh bạch. Thông tin không trung thực, không đầy đủ không chỉ cản trở cạnh tranh, mà còn khiến cạnh tranh trở nên méo mó, sai lệch. Vì vậy, pháp luật đưa ra quy định cấm đối với việc đưa ra các dạng thông tin này.

Quan điểm

Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc phân biệt giữa đưa thông tin gian dối và thông tin gây nhầm lẫn. Trên thực tế, đa số các quốc gia đã chọn giải pháp quy định hai dạng hành vi gian dối và gây nhầm lẫn cùng chung trong một điều luật, với cách thức và chế tài xử lý giống nhau và Việt Nam cũng đi theo hướng này.
  •  Thông tin gian dối có thể hiểu là thông tin có nội dung sai lệch so với thực tế khách quan, từ đó lừa dối người tiêu dùng.
  • Thông tin gây nhầm lẫn có thể không sai, nhưng nội dung không đầy đủ, không rõ ràng hoặc bỏ sót, từ đó tạo sự hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Phân loại

Theo Điểm a Khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, các dạng thông tin gian dối, gây nhầm lẫn được phân loại theo nội dung, bao gồm:
  • Thông tin về doanh nghiệp: có thể về uy tín, năng lực của doanh nghiệp
  • Thông tin về hàng hoá sản phẩm của doanh nghiệp đó
  • Thông tin về các điều kiện giao dịch đối với sản phẩm
  • Thông tin về các chương trình khuyến mại
Thực chất, có thể coi khuyến mại cũng là một loại điều kiện giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng với nhiều ưu đãi hơn cho người tiêu dùng so với điều kiện giao dịch thông thường.

Ví dụ về việc đưa thông tin gian dối

Đưa thông tin gian dối, gây nhầm lẫn có thể xuất hiện trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau với những biểu hiện khác nhau. Vì vậy, bên Luật Cạnh tranh, nhiều quy định của pháp luật chuyên ngành cũng có điều cấm đối với thông tin gian dối, gây nhầm lẫn, phù hợp với đặc thù của ngành như là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Ví dụ trong các ngành cụ thể

Có thể lấy ví dụ một số dạng thông tin cụ thể như sau:
  • Trong ngành hàng không, thông tin gian dối gây nhầm lẫn thường liên quan đến những tuyên bố về giá vé máy bay. Các hãng hàng không thường quảng cáo vé máy bay giá rẻ nhưng trên thực tế thường lờ đi những khoản tiền khác mà khách hàng phải trả như lệ phí sân bay, phụ phí nhiên liệu, phí đặt chỗ,… khiến chi phí thực tế họ phải trả cao hơn nhiều
  • Trong ngành kinh doanh bất động sản, thông tin gian dối, gây nhầm lẫn thường liên quan đến diện tích bất động sản được bán, cũng như các tiện nghi, dịch vụ kèm theo
  • Trong ngành bảo hiểm, thông tin gian dối, gây nhầm lẫn thường là các ưu đãi về dịch vụ bảo hiểm, cam kết và trả bảo hiểm mà sau đó doanh nghiệp không sẵn sàng áp dụng
  • Trong ngành phân phối và bán lẻ, thông tin có vấn đề thường liên quan đến các chương trình khuyến mại, giảm giá của doanh nghiệp

Dưới góc độ khác

Bên cạnh tính chất cạnh tranh không lành mạnh, hành vi này còn có thể xem xét dưới góc độ pháp luật dân sự và hình sự.

DÂN SỰ

Việc cung cấp, đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn không chỉ vi phạm nguyên tắc trung thực mà còn vi phạm cả nguyên tắc tự nguyện, vì trên thực tế người xem đã thể hiện ý chí mua hàng đối với sản phẩm khi tiếp cận thông tin. Giao dịch xác lập từ sự nhầm lẫn do thông tin sai lệch khi đó sẽ không phản ánh ý chí đích thực của người mua sản phẩm, vi phạm về tự do ý chí sẽ dẫn đến hậu quả hợp đồng vô hiệu

HÌNH SỰ

Bộ Luật Hình sự năm 2015 hiện nay quy định về tội quảng cáo gian dối tại Điều 197. Đây là cơ sở để xem xét trách nhiệm pháp lý nặng nề nhất đối với những trường hợp hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng đến người tiêu dùng và đời sống xã hội nói chung
Tài liệu tham khảo: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Cạnh tranh, Nxb. Công an nhân dân, 2020, tr. 308, 309, 310.

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng Mười Hai 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng Mười Một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]