Sử dụng lao động khuyết tật cần lưu ý gì theo Bộ luật Lao động năm 2019?
Sử dụng lao động khuyết tật cần lưu ý gì? Mặc dù người khuyết tật có những đặc điểm thể trạng khác biệt so với người bình thường. Tuy nhiên điều đó không làm mất đi quyền tự do lựa chọn việc làm và quyền bình đẳng của họ. Để tìm hiểu về loại lao động đặc thù này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật
Chính sách của pháp luật Việt Nam đối với người lao động khuyết tật là đảm bảo khả năng tiếp cận việc làm và đảm bảo điều kiện lao động phù hợp.
Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền bình đẳng đối với lao động đặc thù, trong đó bao gồm lao động khuyết tật. Điều 158 quy định cụ thể về chính sách như sau:
Nhà nước bảo trơ quyền lao động, tự tạo việc làm của người khuyết tật; có những chính sách khuyến khích, ưu đãi phù hợp đối với người sử dụng lao động tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
Như vậy, kể cả doanh nghiệp sử dụng lao động khuyết tật cũng được hưởng những ưu đãi nhất định.
Chế độ việc làm của người lao động khuyết tật
Nhà nước tạo điều kiện tối đa để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, miễn giảm học phí học nghề và được tư vấn việc làm miễn phí.
Đối với người sử dụng lao động, nếu người lao động khuyết tật có đủ tiêu chuẩn làm việc thì không được từ chối tuyển dụng. Không được đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
Nhà nước có chế độ khuyến khích và ưu đãi đối với người sử dụng lao động khuyết tật.
Điều kiện làm việc của người lao động khuyết tật
Điều 159 Bộ luật Lao động quy định về điều kiện lao động, công cụ, mức độ an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật. Khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động khuyết tật, người sử dụng lao động phải hỏi ý kiến của họ trước.
Ngoài ra, cần hạn chế sử dụng lao động khuyết tật làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm. Hàng năm hưởng chế độ nghỉ 14 ngày/năm. Và được khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần.
Các hành vi bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
Theo quy định tại Điều 160, Bộ luật Lao động 2019 về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
- Sử dụng người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt để làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm (trừ trường hợp được người khuyết tật đồng ý);
- Để người lao động khuyết tật làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm theo danh mục của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Trong trường hợp đã cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó và người lao động khuyết tật không đồng ý.
Để viết thêm chi tiết về các vấn đề pháp lý liên quan đến lao động và hợp đồng, quý khách vui lòng liên hệ văn phòng công ty luật INA theo số điện thoại của Luật sư Nguyễn Trung Nam: 0979.05.05.35 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi email đến: info@inalaw.net.
Chia sẻ bài viết này!
Bài viết mới nhất
Mẫu số 05/PLIII – Đơn đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Mẫu số 05/PLIII - Đơn đề nghị cấp/cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được áp dụng kể từ ngày 01/02/2021, đính kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao [...]
Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021
Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]
Luật sư tư vấn dân sự – Giải quyết tranh chấp uy tín & tận tâm
Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm kỹ 2016 – 2020; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các toà án, trong nhiệm kỳ 2016-2020, các Tòa [...]
Đăng ký nhãn hiệu năm 2021
Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]