Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con và hướng dẫn viết
Đơn khởi kiện giành quyền nuôi con là văn bản khá phổ biến trong các vụ ly hôn mà vợ chồng không thoả thuận được ai sẽ là người nuôi con trực tiếp. Dưới đây là mẫu đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con và hướng dẫn viết của INA Law Firm.
Mẫu đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con
Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con
Về hình thức đơn khởi kiện giành quyền nuôi con
- Ghi ngày tháng năm làm đơn;
- Cung cấp đầy đủ các thông tin quan trọng: thông tin người khởi kiện (ghi rõ theo chứng minh nhân dân/căn cước công dân); tên Toà án nơi bị đơn cư trú; thông tin của bị đơn… theo mẫu;
- Nên đánh máy cho dễ nhìn, dễ đọc và không viết sai chính tả.
Về nội dung đơn khởi kiện giành quyền nuôi con
Các lý do đưa ra cần thuyết phục và đúng quy định của pháp luật. INA Law Firm gợi ý anh/chị cần viết và chứng minh được đầy đủ điều kiện vật chất và tinh thần mà anh/chị có thể cung cấp cho con khi được anh/chị nuôi dưỡng trực tiếp.
Về điều kiện vật chất
Chứng minh chỗ ở ổn định
Ở đây cần chứng minh được bản thân có chỗ ở ổn định sau ly hôn (ví dụ: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc xác nhận của bố mẹ đẻ cho các cháu về ở cùng nhà);
Đủ điều kiện tài chính để nuôi con
Cần có bảng lương, hay giấy xác nhận thu nhập nơi cơ quan, tổ chức nơi công tác và làm việc. Các điều kiện tài chính, vật chất này chứng minh được càng nhiều thì càng có lợi.
Về điều kiện tinh thần cho con
Cần chứng minh có đủ thời gian chăm sóc và bên cạnh con. Để chứng minh điều kiện này, đơn giản nhất là chứng minh thông qua hợp đồng làm việc có ghi cụ thể giờ làm việc hoặc lịch làm việc của bản thân,…
Về điều kiện tinh thần mà anh/chị đã làm vì con, như là cho bé đi học thêm vẽ vì bé thích vẽ…
Các điều kiện về cơ sở vật chất y tế, trường học, khu vui chơi giải trí và các điều kiện khác hỗ trợ cho sự phát triển của con cái có đảm bảo hay không?…
Ngoài những điều trên, anh/chị có thể nêu các điều kiện của bên vợ/chồng mình kém hơn, không đáp ứng đủ cho con như nào… Nếu bé trên 7 tuổi thì có kèm theo nguyện vọng của bé viết muốn ở với anh/chị (Khoản 2, Điều 81, Luật Hôn nhân & Gia đình 2014).
Anh/chị cần chứng minh được bằng các tài liệu kèm theo càng đáng tin càng tốt.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con và hướng dẫn viết. Ngoài ra, INA Law Firm còn cung cấp các mẫu đơn khác như: mẫu đơn ly hôn thuận tình; mẫu đơn ly hôn đơn phương; và hướng dẫn thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú… Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, mời anh chị liên hệ INA Law Firm để được giải đáp và hướng dẫn kỹ hơn.
Chia sẻ bài viết này!
Bài viết mới nhất
Mẫu số 05/PLIII – Đơn đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Mẫu số 05/PLIII - Đơn đề nghị cấp/cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được áp dụng kể từ ngày 01/02/2021, đính kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao [...]
Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021
Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]
Luật sư tư vấn dân sự – Giải quyết tranh chấp uy tín & tận tâm
Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm kỹ 2016 – 2020; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các toà án, trong nhiệm kỳ 2016-2020, các Tòa [...]
Đăng ký nhãn hiệu năm 2021
Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]