Về bản chất của cạnh tranh không lành mạnh

Định nghĩa

  • Theo Khoản 1 Điều 10 bis Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, “Bất kì hành vi cạnh tranh nào đi ngược lại các thông lệ trung thực, thiện chí trong công nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”.
  • Có thể hiểu đơn giản cạnh tranh không lành mạnh là thứ cạnh tranh quá mức và vì thế gây tác dụng ngược.
  • Nhà nghiên cứu người Pháp Dominique Brault đã trích dẫn một so sánh mang tính hình tượng: “Cạnh tranh là một thứ rượu, dùng đúng liều nó là chất kích thích, dùng quá liều nó trở thành thuốc độc”.

Bản chất

Những vụ việc thực tế về cạnh tranh không lành mạnh đều thể hiện bản chất chung, theo đó doanh nghiệp toan tính đạt được thành công trên thị trường, không dựa trên nỗ lực của bản thân để cải thiện chất lượng, giá cả của sản phẩm, mà bằng cách chiếm đoạt những ưu thế của sản phẩm người khác hoặc tấc động sai trái lên khách hàng.

Phân tích

  • Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường cũng đồng nghĩa với quyền tự do cạnh tranh, theo đó doanh nghiệp được làm những gì mà pháp luật không cấm.
  • Tuy nhiên, tự do kinh doanh hay tự do cạnh tranh, cũng đều có giới hạn. Đó là không được ảnh hưởng đến sự tự do của người khác, của các chủ thể khác tham gia thị trường, bao gồm cá doanh nghiệp cạnh tranh và khách hàng.

Ví dụ

Hàng loạt các hành vi khác như xâm phạm bí mật kinh doanh, cản trở trái phép hoạt động kinh doanh của người khác, chiếm đoạt thành quả đầu tư, quảng cáo so sánh… cũng được khuyến nghị xem xét dưới góc độ cạnh tranh không lành mạnh.

Nguồn:

  • Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Cạnh tranh, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2018.
  • Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, Protection agaisnt unfair competitiion, WIPO Publication no.725 (E), 1994.
  • Dominique Brault, Chính sách thực tiễn pháp luật cạnh tranh của Cộng hoà Pháp, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng mười hai 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng mười một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]