Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư năm 2021

Published On: Tháng 7 13, 2021Categories: Dân sự & Bất động sảnTags: , , ,

Những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán căn hộ chung cư và tình huống thực tế

Câu hỏi

Tôi có mua một căn hộ chung cư. Khi làm giấy tờ mua bán, tôi đã đặt trước 50 triệu. Giấy tờ mua bán chuyển nhượng có chữ ký của vợ chồng bán nhà, vợ chồng tôi và người làm chứng. Tổng số tiền mua nhà là 1,5 tỷ, tôi đã trả trước 500 triệu và nhận nhà để sửa chữa dần; số tiền còn lại hẹn đến ngày giao sổ đỏ tôi đưa nốt tiền. Nhưng đến ngày tôi giao tiền có gọi chính quyền đến thì họ bảo không bán nữa. Như vậy, tôi phải làm sao ạ? Bên bán đòi nhà như thế có đúng không ạ? Xin cám ơn luật sư!

Tư vấn

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật INA, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư

  • Với những thông tin mà bạn đưa ra thì có thể hiểu là Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư đó chưa được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.
  • Theo quy định tại Điều 122 Luật nhà ở 2014 thì hợp đồng mua bán căn hộ chung cư phải được công chứng, chứng thực theo quy định.
  • Mà theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, nếu giao dịch dân sự mà sai về mặt hình thức theo quy định của pháp luật thì khi đó hợp đồng vô hiệu.

“Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.”

  • Ở đây việc xác định 2/3 nghĩa vụ hợp đồng là rất khó và cần có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Việc anh “đã trả trước 500 triệu và nhận nhà để sửa chữa dần”. Vậy việc sửa chữa nhà đó trong hợp đồng quy định như nào? Đã sửa được bao nhiêu %… Việc bên kia chấp nhận giao nhà trước cho bạn để bạn sửa chữa nhà thì được coi là thực hiện bao nhiêu phần nghĩa vụ? Vì đây sẽ là những yếu tố mà nếu đưa ra tranh chấp thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền cân nhắc.

Giải quyết vấn đề

  1. Đàm phán, thương lượng lại để bên kia hiểu rằng hợp đồng này đã được thực hiện một phần lớn từ cả hai phía và việc đòi lại nhà là không thể. Cần để họ hiểu rằng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, và bên cố tình vi phạm hợp đồng thì đương nhiên sẽ phải bồi thường những chi phí sửa chữa và các chi phí khác nếu có. Vậy nên hãy thân tình mà giải quyết và giữ quan hệ hai bên tích cực, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân sâu sa họ đòi lại nhà là vì sao để có cách thuyết phục hiệu quả hơn; hoặc:
  2. Đưa ra cơ quan có thẩm quyền để xử lý trong trường hợp đàm phán không thành công (Mẫu đơn khởi kiện vụ việc dân sự và hướng dẫn cách viết tại đây).
Về việc đòi nhà của bên bán, đương nhiên về tình và về lý đều là không đúng. Tuy nhiên nếu căn cứ vào hiệu lực của hợp đồng, thì hợp đồng này đang đứng giữa lằn ranh của có hiệu lực và vô hiệu. Vậy ở đây vẫn cần giải quyết thật khéo giữa hai bên để làm sao có hiệu quả ngay từ bước đầu là thuyết phục được bên bán hiểu như trên.
Nếu cần thêm bất kỳ tư vấn hay phương án cụ thể nào, bạn hãy liên hệ luật sư INA Law Firm qua email: tuvan@inalaw.net.
Cám ơn và chúc bạn thành công!

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng 12 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng mười một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]