Các trường hợp không được cấp phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam năm 2021

Việc thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam khá phổ biến đối với những thương nhân nước ngoài muốn thăm dò thị trường, tìm kiếm cơ hội và khách hàng trước khi đầu tư mở rộng sang Việt Nam. Tuy nhiên bởi một số lý do mà có những trường hợp sẽ không được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

Cơ sở pháp lý

  • Luật thương mại năm 2005.
  • Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài ở Việt Nam

Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài ở Việt Nam chỉ được cấp khi thương nhân nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Thương nhân nước ngoài đã hoạt động được ít nhất 1 năm kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

– Thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài phải còn ít nhất là 01 năm kể từ ngày nộp hồ sơ;

– Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam phải phù hợp với cam kết của Việt Nam. Nếu không thì phải có sự chấp thuận của Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành.

Các trường hợp không được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Theo quy định tại Điều 14, Nghị định 07/2016/NĐ-CP về các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong đó bao gồm cả văn phòng đại diện công ty nước ngoài và công ty trong nước như sau:

  1. Không đáp ứng một trong các điều kiện về đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện được quy định tại Điều 7 về Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
  2. Thương nhân nước ngoài đê nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian 2 năm kể từ này bị thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 44 về các trường hợp thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
  3. Việc thành lập bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khoẻ cộng đồng.
  4. Các quy định khác của pháp luật

Việc thành lập văn phòng đại diện công ty nước nước ngoài trước khi nhà đầu tư chính thức quyết định đầu tư lớn sang Việt Nam là trường hợp khá phổ biến, đặc biệt đối với các công ty kinh doanh, thương mại. Hơn nữa, trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam cũng không quá mất thời gian và điều kiện cũng không khắt khe.

Để viết thêm chi tiết về các vấn đề thủ tục thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam, quý khách vui lòng liên hệ văn phòng công ty luật INA theo số điện thoại của Luật sư Nguyễn Trung Nam: 0979.05.05.35 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi email đến: info@inalaw.net.

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng mười hai 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng mười một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]