Tại sao cạnh tranh lại quan trọng?

Trong khoa học kinh tế, cạnh tranh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích lối kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng. Tuy vậy, cạnh tranh lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Sau đây hãy cùng INA Law tìm hiểu về những ý nghĩa mà cạnh tranh mang lại nhé.

Tại sao cạnh tranh lại quan trọng?

Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội

Luật cạnh tranh năm 2018 có quy định về cạnh tranh. Cạnh tranh là sự chạy đua kinh tế, mà muốn thắng trong bất kì cuộc chạy đua nào cũng đòi hỏi phải có sức mạnh và kĩ năng. Cạnh tranh luôn có mục tiêu lâu dài là thu hút về mình ngày càng nhiều khách hàng, nên nó buộc các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá dịch vụ phải tạo ra những sản phẩm chất lượng ngày càng cao với giá thành ngày càng hạ. Cạnh tranh luôn mang đến hệ quả là doanh nghiệp nào có tiềm lực, có chiến lược kinh doanh đúng đắn, hiệu quả sẽ tiếp tục vươn lên tồn tại, doanh nghiệp nà không đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Bởi vậy, cạnh tranh là liều thuốc thần kì tạo động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh thì sẽ đem lại tác dụng ngược và khiến cho thị trường bị tác động xấu.

Cạnh tranh khuyến khích việc áp dụng khoa học, kỹ thuật mới, cải tiến công nghệ nhằm kinh doanh có hiệu quả

Điều đó dẫn đến kết quả là sẽ có nhiều sản phẩm tốt hơn sẵn có trên thị trường. Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào có sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường với giá cả phải chăng thì nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và thu lợi nhuận cao. Điều này khiến các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm cùng loại phải quan tâm đến cải tiến về hình thức và chất lượng sản phẩm, bằng cách áp dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật. Vì vậy, cạnh tranh cũng là cơ hội bắt buộc các doanh nghiệp phải nghiên cứu tiếp cận với công nghệ mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật vì chỉ có khoa học, công nghệ mới có thể trợ giúp hữu hiệu cho sản xuất, kinh doanh giảm giá thành sản phẩm, tăng tính năng và chất lượng sản phẩm. Như vật, cạnh tranh còn là nguồn gốc, động lực để phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ cao.

Cạnh tranh dẫn đến giá thấp hơn cho người tiêu dùng và làm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

Thông qua quy luật cung cầu, cạnh tranh có khả năng nhanh nhạy trong việc phát hiện và đáp ứng mọi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Sự lựa chọn và sức tiêu thụ hàng hoá của họ là thước đo chính xác cho yêu cầu về chất lượng và độ phù hợp của một sản phẩm. Cạnh tranh gây tác động liên tục đến giá cả sản phẩm trên thị trường, buộc các doanh nghiệp phải phản ứng tự phát để chọn phương án kinh doanh sao cho chi phí nhỏ hiệu quả cao, chất lượng tốt để phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng. Bởi vậy, trong điều kiện có cạnh tranh, người tiêu dùng là thượng đế, là trung tâm thị trường quyết định sự sống còn của sản phẩm, buộc các nhà kinh doanh phải thoả mãn nhu cầu của họ. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn sản phảm mà họ muốn mua.

Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp cũng như các quốc gia phải sử dụng các nguồn lực đặc biệt là nguồn tài nguyên một cách tối ưu nhất.

Khi tham gia thị trường có tính cạnh tranh, các doanh nghiệp phải cân nhắc khi sử dụng các nguồn lực vào kinh doanh. Họ phải tính toán để sử dụng các nguồn lực này sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Do đó, các nguồn lực đặc biệt là nguồn tài nguyên phải được vận động chu chuyển hợp lý để phát huy hết khả năng vốn có đưa lại năng suất, chất lượng cao

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng 12 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng mười một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]