Cho người lao động nghỉ việc không lương mùa COVID-19 có đúng luật không?

Trong bối cảnh đại dịch bệnh COVID-19 như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã phải sử dụng đến phương án cho người lao động nghỉ việc không lương, không trợ cấp, thậm chí cắt cả bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, việc xử lý như vậy có thể dẫn đến rủi ro tranh chấp sau này của các doanh nghiệp đó do đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và lợi ích của người lao động.

Tiền nghỉ việc không lương của người lao động

Trước tiên, theo Điểm b Khoản 3 Điều 99 Bộ Luật Lao động 2019 về tiền lương ngừng việc của người lao động:

“Điều 99. Tiền lương ngừng việc

  1. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
  2. b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”

Ngoài ra, theo quy định tại Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL của Bộ Lao động Thương binh và xã hội.

“Đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19, thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động (tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định).”

Theo đó, việc các doanh nghiệp không trả lương và cắt bảo hiểm của người lao động phải ngưng việc do đại dịch bệnh COVID-19 là không đúng với quy định của luật.

Người lao động phải xử lý như nào?

Khi bị cho nghỉ việc không lương như trên, người lao động có thể chủ động gửi đơn để đề xuất lại với lãnh đạo công ty giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, hoặc gửi đến tổ chức công đoàn, hoà giải viên lao động. Đối với các sự việc nghiêm trọng, không hoa giải được thì người lao động có thể gửi đơn lên toà án nhân dân cấp quận/huyện để yêu cầu được giải quyết thoả đáng.

CLICK TẠI ĐÂY để tải mẫu đơn Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động.

 

 

 

 

 

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng mười hai 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng mười một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]