Nguyên tắc tiếng nói và chữ viết trong tố tụng dân sự
Khái quát
- Một trong các nguyên tắc về tổ chức hoạt động xét xử của toà án là Nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự
- Ở nước ta có tới trên 50 dân tộc, trong nhiều vụ việc dân sự có thể có đương sự là người thuộc các dân tộc khác nhau. Để thực hiện được việc xét xử, tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng dân sự phải thống nhất.
- Đây là vấn đề không những có ý nghĩa về pháp lý mà còn có ý nghĩa cả về chính trị.
- Do vậy, tiếng nói chữ viết dùng trong tố tụng dân sự được pháp luật quy định là một nguyên tắc của tố tụng dân sự.
Nội dung
- Nội dung của nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự xác định tiếng nói chữ viết dùng trong lĩnh vực này là tiếng Việt, công dân thuộc các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp có người không sử dụng được tiếng Việt thì phải có phiên dịch.
- Ngoài ra, người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại.
Cơ sở pháp lý
- Nguyên tắc tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng dân sự được quy định ngay từ Hiến pháp năm 1946 (Điều 66) nhưng chỉ ở mức sơ khai.
- Sau đó, nguyên tắc này đã dược quy định tại Điều 7 Pháp luật tố tụng giải quyết các vụ án dân sự, Pháp luật giải quyết các tranh chấp lao động; Điều 8 Pháp luật tố tụng giải quyết các vụ án kinh tế, v.v.
- Hiện nay, nguyên tắc này được quy định tại Điều 15 Luật tổ chức Toà án Nhân dân năm 2014 và Điều 20 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Các điều luật này đã ghi nhận đầy đủ các nội dung của nguyên tắc tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng.
Chia sẻ bài viết này!
Bài viết mới nhất
Mẫu số 05/PLIII – Đơn đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Mẫu số 05/PLIII - Đơn đề nghị cấp/cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được áp dụng kể từ ngày 01/02/2021, đính kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao [...]
Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021
Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]
Luật sư tư vấn dân sự – Giải quyết tranh chấp uy tín & tận tâm
Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm kỹ 2016 – 2020; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các toà án, trong nhiệm kỳ 2016-2020, các Tòa [...]
Đăng ký nhãn hiệu năm 2021
Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]