Người phiên dịch trong tố tụng dân sự là ai?

Published On: Tháng Bảy 2, 2021Categories: Tố tụngTags: , ,

Khái quát

Trong tố tụng dân sự, việc giải quyết các vụ việc dân sự bằng tiếng Việt, công dân thuộc các dân tộc có quyền dùng tiếng nói chữ việt của dân tộc mình trước toà án. Do vậy, nếu có người không sử dụng được tiếng Việt mà sử dụng ngôn ngữ khác trong quá trình tố tụng, thì phải có người tham gia tố tụng dịch ngôn ngữ đó ra tiếng Việt và ngược lại. Người tham gia tố tụng này được gọi là người phiên dịch.

Định nghĩa

Người phiên dịch là người tham gia tố tụng dịch ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại

Vai trò

  • Việc tham gia tố tụng của người phiên dịch có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
  • Những người biết được các ngôn ngữ khác có thể dịch ra tiếng Việt và ngược lại đều có thể trở thành người phiên dịch.
  • Trong trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của đương sự là người câm điếc biết được dấu hiệu của họ, thì người đại diện hoặc người thân thích của đương sự là người câm điếc sẽ tham gia tố tụng phiên dịch cho người câm, điếc đó.
  • Trong trường hợp này, họ vừa tham gia tố tụng với tư cách là người phiên dịch, vừa tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện của đương sự.

Quyền và nghĩa vụ

Trong tố tụng dân sự, để thực hiện nhiệm vụ của mình, người phiên dịch có quyền và nghĩa vụ:

  • Phải thực hiện việc dịch theo yêu cầu của toà án trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
  • Được đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm lời nói cần phiên dịch;
  • Không được tiếp xúc với nhưng người tham gia tố tụng khác, nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ;
  • Phải có mặt theo giấy triệu tập của toà án; phải cam đoan trước toà án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
  • Được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
  • Nếu người phiên dịch cố ý dịch sai sự thật hoặc khi toà án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng Mười Hai 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng Mười Một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]