Ly hôn trong thời gian mang thai

Ly hôn trong thời gian mang thai cũng là một vấn đề được quan tâm. Tuy nhiên ly hôn trong thời gian mang thai lại đi kèm với nhiều các vấn đề pháp lý khác nhau. Tình huống cụ thể dưới đây là việc xác định con chung của vợ chồng, tuy nhiên có những trường hợp khá khó khăn và phức tạp trong việc xác định và chứng minh con chung theo quy định của pháp luật.

Tình huống

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi sau mong luật sư giải đáp cho tôi:

Tôi và chồng tôi có 1 con chung, chúng tôi đã ly thân được 2 năm và theo thoả thuận con gái ở với tôi. Hiện tại chúng tôi muốn đi đến ly hôn. Tôi đã có bạn trai và tôi cũng đã có thai được 5 tháng. Tôi rất muốn ly hôn càng sớm càng tốt, chồng trên giấy tờ của tôi cũng đồng ý và chúng tôi không có vấn đề gì về việc chia tài sản.

Tuy nhiên toà án không chấp nhận đơn ly hôn của chúng tôi với lý do tôi đang mang thai. Nhưng dù sao đây cũng không phải là con của chồng tôi.

Giờ tôi phải làm sao để ly hôn được? Mong luật sư giải đáp. Tôi cám ơn luật sư.

 Tư vấn

Chào chị, Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật INA, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:

  1. Ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, có hai trường hợp ly hôn là: đơn phương ly hôn (thông quan bản án của toà) hoặc thuận tình ly hôn (thông qua quyết định của toà án).

Như vậy, trường hợp của vợ chồng chị là thuận tình ly hôn. Hai vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết khi ly hôn là: con cái và tài sản thì anh chị đều đã thoả thuận và đi đến ý kiến chung.

  1. Xác định con chung của vợ chồng

Mặc dù vợ chồng anh chị biết rằng đây không phải là con chung của hai người. Tuy nhiên, việc xác định con chung của vợ chồng cần tuân thủ theo quy định của pháp luật. Điều 88 đã nêu ra những trường hợp là con chung của vợ và chồng như sau:

  1. Con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân;
  2. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm hôn nhân chấm dứt thì được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân;
  • Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn mà được cha mẹ thừa nhận thì là con chung của vợ chồng.

Như vậy, việc chị mang thai trong thời kỳ hôn nhân thì đứa trẻ được coi là con chung của vợ chồng chị. Vậy nên toà án sẽ xem xét rất kỹ trường hợp này bởi khi ly hôn thì ảnh hưởng lớn đối với quyền và lợi ích hợp pháp của chị và em bé. Tuy nhiên, việc ly hôn cũng không phải là không thể.

  1. Ly hôn trong thời gian mang thai

Như đã nêu ở trên, thời kỳ mang thai là giai đoạn nhạy cảm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em. Theo đó, tại Điều 51 quy định như sau:

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Tức là, luật chỉ cấm người chồng yêu cầu ly hôn trong giai đoạn này và không cấm vợ làm điều này. Và do đó đơn ly hôn sẽ trở thành ly hôn đơn phương. Khi đó toà án sẽ căn cứ vào các quy định cụ thể của luật tại Điều 56:

  1. Người chồng có hành vi bạo lực gia đình;
  2. Người chồng vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khiến cho mục đích hôn nhân không thể đạt được và không thể tiếp tục duy trì mối quan hệ hôn nhân nữa.

Như vậy trong trường hợp này, chị phải chứng minh được chồng mình gây ra những hành vi như nêu trên.

Ngoài việc ly hôn ngay lập tức, vẫn còn những phương án giải quyết hợp lý và có thể đáp ứng mong muốn của chị (nếu có) như là vấn đề khai sinh cho bé, nhận cha ruột, chứng minh không phải con chung…v.v. Để được giải đáp những thắc mắc trong vấn đề đó, chị vui lòng liên hệ công ty Luật INA để được tư vấn cụ thể và chi tiết về phương án giải quyết. Xin trân trọng cảm ơn./.

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng 12 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng mười một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]