Legal due diligence – thẩm định pháp lý doanh nghiệp

Published On: Tháng mười 15, 2021Categories: M&ATags: , , ,

“Due diligence” theo nghĩa thông thường được hiểu là sự đánh giá một cách hợp lí hay yêu cầu đánh giá một cách cẩn thận. Legal due diligence – thẩm định pháp lý doanh nghiệp…

Due diligence là gì?

“Due diligence” theo nghĩa thông thường được hiểu là sự đánh giá một cách hợp lí hay yêu cầu đánh giá một cách cẩn thận, và được sử dụng theo nghĩa đen là một sự nỗ lực cần thiết từ giữa thế kỉ 15. Sau đó, thuật ngữ được chính thức sử dụng trong Luật chứng khoán Mỹ 1933, dành cho các đại lý mội giới chứng khoán không cung cấp thông tin đầy đủ cho các nhà đầu tư về thông tin, tài liệu liên quan đến việc mua, bán chứng khoán. Qua thời gian, thuật ngữ này dần được sử dụng cho cả hoạt động mua bán, sáp nhập.

Như vậy, due diligence có thể hiểu là một cuộc điều tra về một doanh nghiệp hoặc cá nhân trước khi ký một hợp đồng, với một tiêu chuẩn nhất định.

Một số tiêu chí cơ bản khi đánh giá về một doanh nghiệp, bao gồm: thẩm định về tài chính (Financal Due diligence), thẩm định về pháp lý (Legal Due diligence), thẩm định thuế (Tax Due diligence), thẩm định về tài sản trí tuệ (Intellectual Property Due diligence),…Nhưng nhìn chung sẽ được chia làm 2 loại chính là thẩm định tài chính và thẩm định pháp lý. Bài viết này sẽ chỉ đề cập đến vấn đề thẩm định pháp lý.

Tại sao phải thực hiện Due diligence

Hiện nay, nhiều công ty bên bán chưa có hoạt động tài chính, pháp lý rõ ràng hoặc thường không công khai, minh bạch các tình trạng tài chính, pháp lý của mình. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro cho bên mua khi không đánh giá được thực trạng chính xác của công ty cần mua. Đó có thể là các khoản nợ chưa được thanh toán, cũng có thể tài sản đang trong tình trạng tranh chấp,….của bên bán.

Vì vậy, Due diligence đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các nhà đầu tư khỏi các rủi ro đáng tiếc.

Danh sách hồ sơ cần đánh giá

Sau đây là một số tài liệu cơ bản khi thẩm định pháp lý tại một doanh nghiệp

Các vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp

– Giấy chứng nhận đầu tư

– Danh sách cổ đông/ danh sách thành viên

– Điều lệ công ty

– Các hồ sơ điều chỉnh, thay đổi liên quan đến nội dung đăng ký doanh nghiệp: Biên bản, quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông.

Các vấn đề liên quan đến tài chính

– Bảng cân đối tài chính

– Các hóa đơn, chứng từ của công ty

– Các hợp đồng cho vay

Các vấn đề liên quan đến kinh doanh

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh

– Hợp đồng thuê/hợp tác sử dụng mặt bằng/cho mượn/chuyển nhượng mặt bằng/ hợp đồng khác liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên với đất trong hoạt động của doanh nghiệp.

– Các giấy phép con khác

Các vấn đề lao động

– Hợp đồng lao động

– Thỏa ước lao động tập thể

– Nội quy lao động

Các vấn đề tranh chấp, tố tụng

– Tài liệu liên quan đến các tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp

– Biên bản quyết định xử phạt/ thanh tra/ kiểm tra của cơ quan Nhà nước

Một số lỗi thường gặp của bên mua khi thực hiện thẩm định pháp lý doanh nghiệp

– Sự không tương thích của tài liệu bên bán cung cấp và khả năng đánh giá tài liệu của bên mua

– Thiếu sự liên kết và hiểu sai ý giữa 2 bên

– Thiếu việc lên kế hoạch cho các câu hỏi thẩm định để đánh giá bên bán

– Không dành đủ nhiều thời gian cho các vấn đề thuế và tài chính

– Bỏ quên các vấn đề thực sự mà chỉ quan tâm đến các con số.

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng mười hai 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng mười một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]