Hợp đồng mua bán – sáp nhập M&A – những tranh chấp thường thấy

Published On: Tháng Sáu 29, 2021Categories: M&ATags: , , , ,

Hoạt động và các hợp đồng mua bán – sáp nhập (M&A) bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam khoảng những năm 1990. Đến nay, Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng hơn vậy nên hoạt động M&A cũng sôi động và thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế. Cũng bởi vậy, hoạt động này không dừng lại ở mức phức tạp trong quản trị doanh nghiệp, tài chính… mà còn khó ở mặt pháp lý khi du nhập nhiều điều khoản thoả thuận của pháp luật nước ngoài và các tranh chấp phát sinh ngày càng đa dạng. Vậy khi làm hợp đồng M&A, các bên cần lưu ý những vấn đề gì để hạn chế tranh chấp?

Các vấn đề cần chú ý khi làm hợp đồng mua bán – sáp nhập M&A

  1. Cần có cam đoan và bảo đảm (Representations and Warranties)

Cam đoan và bảo đảm là các tuyên bố về sự kiện thực tế của doanh nghiệp và các bên đảm bảo thông tin cung cấp là hoàn toàn đúng vào ngày ký. Tuy nhiên, nếu để điều khoản này thuần tuý là sự tuyên bố của các bên tham gia hợp đồng thì về cơ bản là không có cơ sở pháp lý rõ ràng theo quy định của pháp luật để đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp có bên cung cấp thông tin không đúng sự thật gây ra thiệt hại theo quy định của Luật Dân sự.

Vậy nên khi soạn thảo hợp đồng M&A, các bên cần thoả thuận điều khoản cam đoan và bảo đảm ở đây là một trong những nghĩa vụ hợp đồng của hai bên phải chịu trách nhiệm với tuyên bố của mình.

  1. Cơ chế về xác định và điều chỉnh giá

Định giá doanh nghiệp được xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất, quyết định sự thành công của thương vụ. Lý thuyết về định giá thì tương đối đơn giản, tuy nhiên độ chính xác của kết quả định giá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vậy nên hai bên tham gia hợp đồng phải quy định rõ về điều khoản này.

Ngoài ra còn có các loại tranh chấp thường phát sinh trên thực tế là:

–  Thanh toán thêm dựa vào hiệu quả kinh doanh

–  Vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng của một bên

–  Điều kiện tiên quyết

–  Bồi hoàn

–  Các tranh chấp khác (về cổ đông và lao động)

Các tranh chấp về hợp đồng M&A ở Việt Nam thường liên quan tới:

  1. Vi phạm cam đoan và bảo đảm

Tranh chấp này thường rất phức tạp, không chỉ liên quan đến các quy định về hợp đồng mà còn liên quan đến các bên xác định thông tin làm cơ sở để giao kết hợp đồng.

  1. Cơ chế về xác định và điều chỉnh giá

Thường khi ký hợp đồng M&A thì các bên dựa trên một phương pháp định giá và điều chỉnh giá được các bên thoả thuận và đồng ý với nhau. Các tranh chấp về vấn đề này thường phát sinh sau khi các bên đã thanh toán một phần hoặc toàn bộ và có những cơ chế điều chỉnh gía sau ngày hoàn tất.

  1. Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Phần lớn các tranh chấp phát sinh sau ngày hoàn tất, 2 bên xác định nghĩa vụ bị vi phạm trong hợp đồng. Bởi do sau ngày hoàn tất các bên tiến hành quản lý công ty như thế nào, và khi không làm theo như hợp đồng thì xảy ra tranh chấp.

  1. Bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm và lãi chậm trả

Theo quy định của pháp luật Việt Nam là phải bồi thường theo thiệt hại thực tế. Việc yêu cầu đòi tiền dễ hơn là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vậy nên khi tranh chấp phát sinh, các bên thường yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại bằng tiền.

  1. Tranh chấp cổ đông

Quyền của cổ dông phát sinh trên điều lệ công ty, hoặc có thể là do thoả thuận cổ đông. Vậy nên nó có thể rất phức tạp. Vấn đề tranh chấp thường là về quyền kiểm soát công ty.

Trên đây là những lưu ý về hợp đồng và tranh chấp trong mua bán sáp nhập M&A. Để biết thêm thôngtin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ văn phòng công ty luật INA theo số điện thoại của Luật sư Nguyễn Trung Nam: 0979.05.05.35 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi email đến: info@inalaw.net

 

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng Mười Hai 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng Mười Một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]