Instagram bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và nguyên nhân.
Ngày 21/06/2018, Instagram bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ đã chính thức thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Công ty TNHH Instagram. Nội dung thông báo là từ chối đơn bảo hộ cho nhãn hiệu “INSTAGRAM” nhóm 38 (dịch vụ viễn thông, mạng xã hội…).
Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Instagram
Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Instagram được chấp nhận tại Cục Sở hữu trí tuệ vào ngày 18/12/2015.
Instagram bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu
Tuy nhiên, trước đó, ngày 13/07/2015, Cục cũng đã chấp nhận đơn của một cá nhân đăng ký nhãn hiệu “Instagram” cho nhóm 38. Vậy nên theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, Điều 90 về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, đơn đăng ký của Instagram nộp sau nên Instagram bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu:
“Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ”
Hiện tại, Instagram vẫn đang nỗ lực phản đối cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu Instagram của cá nhân đăng ký trên. Tuy nhiên sau 9 lần phản đối đơn vẫn chưa có kết quả. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam là theo nguyên tắc người nào nộp đơn đăng ký bảo hộ trước thì người đó được công nhận trước (First-to-file) vậy nên theo nguyên tắc này hiện Instagram bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và có lẽ cần một thời gian dài đấu tranh để đòi lại nhãn hiệu của mình.
Đây là minh chứng lớn nhất cho tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Ngoài ra còn có rất nhiều các vụ việc tương tự nhức nhối đã xảy ra do sự lơ là của chủ sở hữu nhãn hiệu trong việc đăng ký bảo hộ.
Nếu doanh nghiệp hay cá nhân bạn có nhãn hiệu mà chưa đăng ký, hãy tiến hành thủ tục này càng sớm càng tốt để tránh việc đánh mất quyền sở hữu đối với chính tài sản trí tuệ của mình.
Chia sẻ bài viết này!
Bài viết mới nhất
Mẫu số 05/PLIII – Đơn đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Mẫu số 05/PLIII - Đơn đề nghị cấp/cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được áp dụng kể từ ngày 01/02/2021, đính kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao [...]
Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021
Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]
Luật sư tư vấn dân sự – Giải quyết tranh chấp uy tín & tận tâm
Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm kỹ 2016 – 2020; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các toà án, trong nhiệm kỳ 2016-2020, các Tòa [...]
Đăng ký nhãn hiệu năm 2021
Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]