Nguyên tắc First-to-Use và First-to-File trong đăng ký nhãn hiệu

Hệ thống đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia trên thế giới về cơ bản được chia thành hai trường phái là First to file (ưu tiên người nộp đơn trước) và first to út (ưu tiên người sử dụng nhãn hiệu trước). Dưới đây là phân tích của INA về hai nguyên tắc này.

Nguyên tắc đăng ký nhãn hiệu First-to-Use

  • Một số quốc gia như Mỹ và Canada, tuân theo nguyên tắc First-to-Use, theo đó các nhãn hiệu mà được sử dụng trong thương mại trước tiên, sẽ được chỉ định quyền nhãn hiệu và được ưu tiên trong việc sử dụng.
  • Bên cạnh đó, theo nguyên tắc First-to-Use, việc là người đầu tiên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, thì lại không đảm bảo quyền ưu tiên cho người đăng ký nhãn hiệu đó.
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu có thể được nộp dựa trên việc sử dụng nhãn hiệu trong lĩnh vực thương mại theo Mục 1 (a) của Đạo luật Lanham (Mỹ), hoặc dựa trên ý định sử dụng của nhãn hiệu trong thương mại theo Mục 1 (b). Điều luật này có nghĩa rằng, phải có sự sử dụng nhãn hiệu trong thương mại trên thực tế trong một khoảng thời gian nhất định thì mới được đăng ký.
  • Theo luật nhãn hiệu của Hoa Kỳ, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của họ sẽ được ưu tiên hơn so với người sử dụng nhãn hiệu chưa đăng ký, miễn là:

1) Người nộp đơn đã thực sự sử dụng nhãn hiệu trong thương mại trước khi người khác chưa đăng ký sử dụng trong cùng một lãnh thổ địa lý, hoặc

2) Người nộp đơn có thể đăng ký thành công nhãn hiệu của họ với điều kiện

a) Người nộp đơn đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước ngày sử dụng thực tế nhãn hiệu đó trong thương mại bởi người dùng chưa đăng ký khác, và

b) Người nộp đơn đã thực sự sử dụng nhãn hiệu trong thương mại hoặc có ý định sử dụng nhãn hiệu trong thương mại tại thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, sau đó là sử dụng thực tế trong một khoảng thời gian nhất định.

Nguyên tắc đăng ký nhãn hiệu First-to-File

  • Hầu hết các quốc gia, chẳng hạn như Việt Nam, Trung Quốc và các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu, tuân theo hệ thống First-to-File, theo đó người nộp đơn đầu tiên hoặc đăng ký nhãn hiệu của họ được chỉ định quyền nhãn hiệu và được ưu tiên hơn những người khác, bất kể mục đích sử dụng thực tế là gì.
  • Sự nhấn mạnh vào việc là người nộp đơn đầu tiên cho các đơn đăng ký nhãn hiệu để có được các quyền ưu tiên, đã dẫn đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu rất nhiều, với 371 triệu đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp và 5.007 triệu đơn được chấp thuận đăng ký vào năm 2018 ở Trung Quốc.
Bất kể chủ sở hữu nhãn hiệu định sử dụng nhãn hiệu của họ trên các sản phẩm hoặc dịch vụ trong thương mại theo chế độ First-to-Use trước hay First-to-File, chủ sở hữu nhãn hiệu phải luôn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt. Việc chậm trễ trong đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bị người khác đăng ký mất nhãn hiệu của mình. Vụ việc điển hình ở Việt Nam là Instagram bị từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu  INSTAGRAM vì chậm chân trong việc đăng ký.
Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những việc tối quan trọng của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Bởi lẽ tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình nhưng giá trị thương mại nó mang đến là không thể đong đếm được.

Với tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm của INA Law sẽ trực tiếp giám sát và xử lý theo yêu cầu của khách hàng. Không chỉ thực hiện tốt các thủ tục, vấn đề pháp lý mà đội ngũ luật sư của INA Law còn tư vấn đầy đủ cho khách hàng về các hướng xây dựng cũng như phát triển, tăng lợi nhuận từ quyền sở hữu trí tuệ của mình.

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng 12 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng mười một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]