Điều khoản cam đoan và bảo đảm trong hợp đồng mua bán – sáp nhập M&A
Điều khoản cam đoan và bảo đảm (Representations & Warranties) thực chất là được du nhập từ pháp luật Anh – Mỹ vào Việt Nam thông qua việc soạn thảo hợp đồng. Đây cũng là khái niệm chưa rõ ràng trong pháp luật Việt Nam. Vậy khi soạn thảo hợp đồng mua bán – sáp nhập M&A cần lưu ý điều gì?
Cam đoan và bảo đảm là gì?
Cam đoan và bảo đảm (Representations & Warranties) là việc trình bày, tuyên bố những sự kiện thực tế đúng tại thời điểm giao kết hợp đồng về tình hình tài chính của công ty, việc vận hành thường xuyên của công ty… Đây cũng là cơ sở để các bên đưa đến quyết định tham gia hợp đồng.
Các tranh chấp liên quan đến điều khoản cam đoan và bảo đảm
Về thực tế, các tranh chấp liên quan đến cam đoan và bảo đảm thường xảy ra khi doanh nghiệp Việt Nam không thật sự trung thực, hoặc có những thông tin tại thời điểm soạn thảo hợp đồng chưa rõ ràng, sau đó nó mới rõ ràng và 1 trong 2 bên trở thành vi phạm hợp đồng. Các tranh chấp xung quanh điều khoản này cũng là một trong những tranh chấp thường thấy trong hợp đồng mua bán – sáp nhập M&A.
Việc áp dụng chế tài nào chưa thực sự có quy định đầy đủ trong pháp luật Việt Nam. Ví dụ cơ chế bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam khá chung, chưa có những quy định cụ thể; và chế tài bồi thường thiệt hại ước tính cũng không được quy định.
Vậy nên khi soạn thảo hợp đồng mua bán – sáp nhập, hai bên phải khéo léo và sáng tạo để làm sao đưa ra được những điều khoản cụ thể mà vẫn phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.
Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán – sáp nhập
Trên thực tế, khi soạn thảo hợp đồng này khá rủi ro, vậy nên đưa cam đoan và bảo đảm này thành một nghĩa vụ hợp đồng. Tức là các bên cam đoan làm đúng, khai đúng và đưa ra thông tin chính xác và hoàn toàn chịu trách nhiệm với những thông tin mình đã tuyên bố.
Thường khi tranh chấp về vấn đề này tại cơ quan trọng tài, hội đồng trọng tài cũng chấp nhận điều khoản cam đoan và đảm bảo là một nghĩa vụ hợp đồng.
Tuy nhiên, phần định nghĩa các thuật ngữ trong hợp đồng vẫn nên quy định rõ “cam đoan” và “đảm bảo” là gì. Về thực chất, có thể hiểu “cam đoan và đảm bảo” ở đây cũng như “cam kết” theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam. Hai bên có thể thoả thuận định nghĩa rõ ràng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vậy thì khi có tranh chấp phát sinh, thì cả hai bên và cơ quan xét xử đều có thể dễ dàng xử lý vụ việc mà không gây ra những khó khăn trong việc giải thích điều khoản hợp đồng.
Trên đây là những lưu ý về điều khoản cam đoan và đảm bảo trong mua bán sáp nhập M&A. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ văn phòng công ty luật INA theo số điện thoại của Luật sư Nguyễn Trung Nam: 0979.05.05.35 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi email đến: info@inalaw.net
Chia sẻ bài viết này!
Bài viết mới nhất
Mẫu số 05/PLIII – Đơn đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Mẫu số 05/PLIII - Đơn đề nghị cấp/cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được áp dụng kể từ ngày 01/02/2021, đính kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao [...]
Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021
Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]
Luật sư tư vấn dân sự – Giải quyết tranh chấp uy tín & tận tâm
Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm kỹ 2016 – 2020; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các toà án, trong nhiệm kỳ 2016-2020, các Tòa [...]
Đăng ký nhãn hiệu năm 2021
Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]