Thiệt hại ước tính có được công nhận theo pháp luật Việt Nam không?

Thoả thuận về thiệt hại ước tính là một trong những điều khoản xuất hiện trong rất nhiều loại hợp đồng khác nhau. Tuy nhiên, hiệu lực của điều khoản này vẫn là một dấu hỏi trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Điều này gây ra không ít những tranh chấp về điều khoản này khi áp dụng tại Việt Nam. Vậy cụ thể áp dụng và công nhận điều khoản này trong tranh chấp trên thực tiễn theo quy định pháp luật Việt Nam như nào, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Định nghĩa thiệt hại ước tính

Thiệt hại ước tính (Liquidated damages – LD) là một biện pháp bồi thường bằng tiền để khắc phục thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Điều khoản này được áp dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống pháp luật. Bồi thường thiệt hại ước tính quy định về các bên tham gia ký kết hợp đồng ấn định trước một số tiền thiệt hại hợp lý để một bên có thể khắc phục nếu bên kia vi phạm.

Điều khoản này thường sẽ được áp dụng khi:

– Thiệt hại do sự vi phạm hợp đồng là rất khó có thể tính toán và đưa ra một con số cụ thể, việc chứng minh thiệt hại thực tế về cơ bản là không thể;

– Khoản tiền bồi thường phải hợp lý và tương xứng với thiệt hại thực tế hoặc thiệt hại có thể dự đoán được.

Quy định về bồi thường thiệt hại trong pháp luật Việt Nam

Hiện pháp luật Việt Nam quy định về hai hình thức khắc phục thiệt hại bằng tiền do vi phạm hợp đồng đó là:

(i) Phạt vi phạm; và

(ii) Bồi thường thiệt hại.

Theo Điều 361, Bộ luật Dân sự 2015 quy định thiệt hại bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Trong đó, “thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được”.

Điều 302, Luật Thương mại 2005 quy định: “Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”.

Như vậy, pháp luật Việt Nam chỉ quy định về thiệt hại xảy ra trên thực tế và trực tiếp từ hành vi vi phạm. Ngay cả khi điều khoản về bồi thường không được hai bên đưa vào hợp đồng thì khi có vi phạm xảy ra mà bên bị thiệt hại chứng minh được thì quy định về bồi thường thiệt hại vẫn được áp dụng theo luật.

Thực tế áp dụng điều khoản thiệt hại ước tính ở Việt Nam

Mục đích của áp dụng điều khoản này là để giảm nghĩa vụ chứng minh thiệt hại. Ví dụ trong trường hợp mua cổ phần công ty thì rất khó để chứng minh thiệt hại về phí trung gian, tương tự với nhiều trường hợp thực tế khác khi các thiệt hại là không thể chứng minh được. Khi đó điều khoản về thiệt hại thực tế sẽ phát huy tối đa tác dụng của nó.

Như đã nêu trên, pháp luật Việt Nam không quy định về thiệt hại ước tính và trên thực tế đã từng có nhiều vụ việc tranh chấp liên quan đến điều khoản này ở toà án đã không được công nhận.

Tuy nhiên, nếu hợp đồng có một bên nước ngoài thì thường thấy có thoả thuận về điều khoản này. Khi đó, hai bên nên lựa chọn trọng tài làm cơ quan giải quyết tranh chấp để đảm bảo điều khoản có cơ hội được công nhận. Bởi pháp luật không quy định nhưng cũng không cấm việc bồi thường như vậy và trọng tài thì thường có xu hướng tôn trọng thoả thuận của các bên (trừ trường hợp thoả thuận đó trái với đạo đức và pháp luật).

Trên đây là những lưu ý về điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính và thực tế áp dụng tại Việt Nam. Để biết thêm những quy định điều chỉnh hợp đồng khác như điều khoản cam đoan và bảo đảm,… quý khách hàng vui lòng liên hệ văn phòng công ty luật INA theo số điện thoại của Luật sư Nguyễn Trung Nam: 0979.05.05.35 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi email đến: info@inalaw.net

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng Mười Hai 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng Mười Một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]