Hợp đồng có được ghi giá bằng ngoại tệ không?
Tình huống
Xin chào luật sư,
Hiện công ty chúng tôi đang gặp một vấn đề về pháp luật như sau mong luật sư giải đáp thắc mắc: Công ty tôi có ký một hợp đồng dịch vụ với một công ty liên doanh (giữa Việt Nam và Đức). Vậy nên mọi thoả thuận về giá và thanh toán đều định giá bằng tiền EUR và khi thanh toán sẽ thanh toán bằng tỷ giá EUR – VNĐ của ngày thanh toán theo tỷ giá OANDA.
Luật sư cho biết hợp đồng thoả thuận và thanh toán như trên có được không và có vi phạm quy định gì không? Cám ơn luật sư.
Tư vấn
Chào anh/chị, Cảm ơn anh/chị đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật INA, trường hợp của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
Hợp đồng thoả thuận và thanh toán như trên có phù hợp với quy định của pháp luật không?
Câu trả lời của chúng tôi là không.
Căn cứ pháp lý
– Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 sửa đổi bổ sungPháp lệnh ngoại hối 2005 (Pháp lệnh 06)
– Thông tư 14/VBHN-NHNN về hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam (Thông tư 14)
Theo quy định tại Khoản 12, Điều 1, Pháp lệnh số 06 về việc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam và Điều 3 Thông tư 14:
“Mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thoả thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm: quy đổi, điều chỉnh giá hàng hoá, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thoả thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.”
Ngoài ra, vẫn có những trường hợp được phép sử dụng ngoại hối như quy định tại Điều 4, thông tư 14. Tuy nhiên, trường hợp của anh/chị không rơi vào một trong số những trường hợp ngoại lệ đó.
Tư vấn của luật sư
Thứ nhất, công ty ký kết hợp đồng cũng công ty anh/chị là công ty liên doanh Việt-Đức, tức là pháp nhân Việt Nam, được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam. Đây cũng là giao dịch được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Vậy nên phải tuân thủ theo nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối.
Thứ hai, định giá hợp đồng bằng EUR và thoả thuận thanh toán dựa trên tỷ giá EUR – VNĐ của ngày thanh toán theo tỷ giá OANDA là không phù hợp với quy định của pháp luật. Mặc dù thanh toán băng VNĐ, nhưng theo Điều 3, thông tư 14 đã quy định rõ nguyên tắc hạn chế này bao gồm cả việc “quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận”.
Vậy, để sửa đổi lại hợp đồng cho phù hợp với quy định pháp luật, công ty anh/chị cần thoả thuận lại với công ty đối tác về điều khoản thanh toán. Sau đó ký một phụ lục hợp đồng sửa đổi điều khoản thanh toán định giá hợp đồng bằng tiền VNĐ.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi cho việc định giá, thoả thuận thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ. Anh/chị vui lòng liên hệ công ty Luật INA để được tư vấn chi tiết hơn về hướng xử lý. Xin trân trọng cảm ơn./.
Chia sẻ bài viết này!
Bài viết mới nhất
Mẫu số 05/PLIII – Đơn đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Mẫu số 05/PLIII - Đơn đề nghị cấp/cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được áp dụng kể từ ngày 01/02/2021, đính kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao [...]
Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021
Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]
Luật sư tư vấn dân sự – Giải quyết tranh chấp uy tín & tận tâm
Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm kỹ 2016 – 2020; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các toà án, trong nhiệm kỳ 2016-2020, các Tòa [...]
Đăng ký nhãn hiệu năm 2021
Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]