Giải thể công ty cổ phần theo quy định năm 2021

Trường hợp và điều kiện doanh nghiệp bị giải thể

Theo quy định của Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị giải thể trong những trường hợp:

  1. Điều lệ công ty quy định về thời gian chấm dứt thời hạn hoạt động của công ty và không có quyết định gia hạn;
  2. Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân); của hội đồng thành viên, chủ sở hữu (đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn); và của đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần);
  3. Công ty không có đủ số lượng thành viên tối theo theo quy định của Luật Doanh ngiệp và trong thời hạn 6 tháng không đi chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác;
  4. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ những trường hợp doanh nghiệp bị giải thể theo quy định của Luật. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể được giải thể khi đã thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ.

Thành phần hồ sơ

  1. Thông báo giải thể doanh nghiệp (theo mẫu quy định);

(Trong vòng 7 ngày làm việc, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế)

  1. Báo cáo thanh lý tài sản của doanh nghiệp;

(Chủ doanh nghiệp, Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp)

  1. Danh sách nợ và chủ nợ đã thanh toán (bao gồm: nợ thuế đối với nhà nước và nợ bảo hiểm đối với nhân viên);
  2. Danh sách người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
  3. Con dấu và chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
  4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  5. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ giải thể;
  6. Mục lục hồ sơ giải thể (ghi và sắp xếp hồ sơ theo thứ tự như trên);
  7. Bìa hồ sơ (Bìa giấy mỏng hoặc túi clear bag không chữ);
  8. Giấy uỷ quyền (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 1 bộ.

Trình tự giải thể

Bước 1: Quyết định và công khai việc giải thể công ty

Sau khi Đại hội đồng cổ đông họp và đưa ra quyết định giải thể doanh nghiệp thì cần công bố thông tin giải thể doanh nghiệp thông qua các giấy tờ sau đây:

– Biên bản họp của đại hội đồng cổ đông;

– Quyết định giải thể doanh nghiệp;

– Thông báo công khai thông tin doanh nghiệp giải thể để những người có quyền. và lợi ích liên quan biết;

– Phương án giải quyết nợ (nếu có);

– Bìa hồ sơ (Bìa giấy mỏng hoặc túi clear bag không chữ);

Bước 2: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ

– Tài sản thanh lý phải được đại hội đồng cổ đông trực tiếp tổ chức thanh lý, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

– Đối với các khoản nợ của công ty, bao gồm nợ người lao động và nợ thuế, thì việc thanh toán nợ cho người lao động được ưu tiên (Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020).

– Sau khi đã hoàn thành việc thanh toán nợ và các chi phí giải thể, số tài sản còn lại thuộc về các cổ đông công ty.

Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể công ty

  1. Nộp hồ sơ tới cơ quan Hải quan để xác nhận nghĩa vụ thuế Hải quan;
  2. Sau khi có xác nhận của cơ quan Hải quan, nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan thuế để đóng cửa mã số thuế;
  3. Sau đó nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ trình tự, thủ tục giải thể công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2021. Quý khách hàng cần thêm thông tin tư vấn, vui lòng liên hệ văn phòng công ty luật INA theo số điện thoại của Luật sư Nguyễn Trung Nam: 0979.05.05.35 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi email đến: info@inalaw.net.

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng mười hai 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng mười một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]