“Công lý phục hồi” và “công lý trừng phạt”

“Công lý phục hồi” (restorative justice) và “công lý trừng phạt” (retributive justice) không phải là hai thuật ngữ xa lạ xong ngành luật và đối với những người nghiên cứu về pháp luật về hình sự và tội phạm. Công lý trừng phạt là một học thuyết về hình luật, hướng về những biện pháp trừng phạt thích hợp đối với người phạm tội. Còn “công lý phục hồi” thì lại hướng tới việc chữa lành những vết thương và những nhu cầu của nạn nhân và người phạm tội. Vậy hướng giải quyết nào là hợp lý và mang tính đạo đức hơn? Pháp luật hình sự Việt Nam hướng theo cách giải quyết như nào?

Định nghĩa

Công lý phục hồi

“Công lý phục hồi” (restorative justice) là học thuyết về công lý nhấn mạnh vào việc sửa chữa những tổn hại do hành vi tội phạm gây ra. Việc thực hiện nó được thông qua các quy trình hợp tác giữa hai bên (nạn nhân và người gây tội) gặp gỡ và trao đổi.

Công lý phục hồi nhằm mục đích để người phạm tội nhận lỗi đối với nạn nhân và chủ động nhận lại trách nhiệm khắc phục hậu quả. Giống như một buổi hoà giải đôi bên, bên nạn nhân có thể đưa ra những yêu cầu đối với bên xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Đây được đánh giá là một hình thức phạt chú trọng đến thiệt hại và những mong muốn thực sự của cả nạn nhân và người xâm phạm quyền của nạn nhân, trực tiếp giải quyết những hậu quả để lại.

Công lý trừng phạt

“Công lý trừng phạt”  (retributive justice) là một học thuyết về sự trừng phạt trong hình luật mà ở đó, người phạm tội vi phạm pháp luật và họ se phải chịu hậu quả và đối mặt với hình phạt tỷ lệ thuận với tội ác mà họ đã gây ra.

Học thuyết này ở một khía cạnh nào đó thì ngược lại với học thuyết phía trên đó là chú trọng vào sự trừng phạt để đảm bảo công lý. Sự trừng phạt này không mang tính chất cá nhân và chỉ nhắm vào hành vi sai trái, sai đến đâu thì “đền tội” đến đó.

Quy tắc đưa ra các hình phạt phải được đảm bảo bởi quá trình xét xử, tiến hành bởi hệ thống tư pháp của từng vùng lãnh thổ, quốc gia và vụ việc.

Phân biệt “công lý phục hồi” và “công lý trừng phạt”

 

Công lý phục hồi

Công lý trừng phạt

Vai trò của nạn nhân

Trung tâm của cuộc hoà giải Vai trò chính thuộc về hệ thống tư pháp, xét xử

Nghĩa vụ của người phạm tội

Chịu hình phạt theo quy định của pháp luật Phải có trách nhiệm đối với nạn nhân và tham gia khắc phục hậu quả

Đánh giá hành vi phạm tội

Người phạm tội bị đánh giá về:

– Tội phạm;

– Tiền án;

– Nguy cơ trong tương lai…

Xem xét chủ yếu về khả năng khằc phục hậu quả đã gây ra.

 

Quan hệ nạn nhân – người phạm tội

Lợi ích đối lập với nhau Đối thoại và đàm phán để đưa ra một quyết định chung

Pháp luật Việt Nam sử dụng học thuyết nào?

Pháp luật Dân sự

Trong tố tụng dân sự, việc hoà giải đôi bên không phải là việc gì xa lạ, thậm chí còn là quy định bắt buộc. Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định về phiên hoà giải của các đương sự trong một số trường hợp là bắt buộc. Sau khi hai bên đi đến kết luận chung và đảm bảo được lợi ích của cả hai bên, kết luận đó được ghi lại trong biên bản hoà giải. Sau đó toà án phải dành cho các bên đương sự một thời gian cần thiết nữa để họ suy nghĩ, cân nhắc lại tất cả những nội dung mà họ đã thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Hết thời hạn đó mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến tòa án mới ra quyết định công nhận.

Việc hoà giải này không những đảm bảo và cân bằng được lợi ích của hai bên. Hơn nữa còn giữ cho quan hệ của hai bên không đi đến thế đối đầu đầy căng thẳng.

Pháp luật Hình sự

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 không đưa ra quy định về nguyên tắc hoà giải. Tuy nhiên Bộ luật Hình sự thì có đề cập đến vấn đề này tại Khoản 3 Điều 29 như sau:

“Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, được người bị hại hoặc người đại diện tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự”.

Quy định này thể hiện tinh thần nhân văn của hệ thống pháp luật Việt Nam. Lợi ích của việc hòa giải trong vụ án hình sự nhiều khi đem lại những tiện ích to lớn không chỉ đối với hai gia đình, mà còn đối với xã hội.

Trên đây là bài viết về Công lý phục hồi và Công lý trừng phạt trong pháp luật hình sự. Nếu cần bất kỳ tư vấn liên quan đến các vấn đề Hình sự, Dân sự, Thương mại…, quý khách vui lòng liên hệ văn phòng công ty luật INA theo số điện thoại của Luật sư Nguyễn Trung Nam: 0979.05.05.35 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi email đến: info@inalaw.net.

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng Mười Hai 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng Mười Một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]