Làm thế nào để chuyển nhượng quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng?

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đang thế chấp mang nhiều rủi ro vậy nên pháp luật có quy không được chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản đang thế chấp. Tuy nhiên, căn cứ vào quyền tự do giao kết hợp đồng của các bên, việc chuyển nhượng vẫn có thể tiến hành nếu rơi vào hai trường hợp sau đây.

Khoản 8 Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: bên thế chấp không được bán, thay thế, trao đổi hay tặng cho tài sản thế chấp, trừ một số những trường hợp được pháp luật quy định như sau:

Ngân hàng đồng ý cho các bên thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đang thế chấp để thu hồi nợ

Trong trường hợp bên vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, và muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất để lấy tiền trả nợ. Khi đó, ngân hàng sẽ đồng ý cho việc chuyển nhượng và khoản tiền chuyển nhượng sẽ được bên chuyển nhượng chuyển trực tiếp cho ngân hàng, cả khoản vay và lãi. Đồng thời ngân hàng sẽ bàn giao lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người vay để người vay sẽ giao cho bên nhận chuyển nhượng.

Đối với người nhận chuyển nhượng mà nói, giao dịch này vẫn tiềm ẩn một số những rủi ro nhất định bởi bên nhận chuyển nhượng giao tiền cho bên chuyển nhượng thì Giấy chứng nhận vẫn đang thế chấp tại ngân hàng.

Vậy nên, khi chuyển tiền, bên nhận chuyển nhượng nên lập thành văn bản, trong đó nêu rõ:

– Bên nhận chuyển nhượng ứng tiền cho bên chuyển nhượng để bên chuyển nhượng trả nợ ngân hàng;

– Khi ngân hàng trả lại sổ đỏ, bên chuyển nhượng có nghĩa vụ bàn giao lại sổ đỏ ngay cho bên nhận chuyển nhượng;

– Trong trường hợp bên chuyển nhượng trốn tránh nghĩa vụ bàn giao, hoặc không bàn giao thì chế tài đưa ra là gì?

Bên chuyển nhượng thay thế biện pháp đảm bảo tại ngân hàng hoặc đưa tài sản khác để đảm bảo cho khoản vay thay cho sổ đỏ

Khi bên chuyển nhượng (bên vay ngân hàng) thay thế biện pháp đảm bảo tại ngân hàng hoặc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, khi đó, ngân hàng sẽ tiến hành các bước:

– Trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Ra thông báo giải chấp.

Sau đó bên vay (bên chuyển nhượng) sẽ thực hiện thủ tục xoá đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, các bên có thể thực hiện mua bán quyền sử dụng đất như bình thường.

Trên đây là những thông tin về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng. Nếu cần bất kỳ tư vấn liên quan đến các vấn đề Hình sự, Dân sự, Thương mại…, quý khách vui lòng liên hệ văn phòng công ty luật INA theo số điện thoại của Luật sư Nguyễn Trung Nam: 0979.05.05.35 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi email đến: info@inalaw.net.

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết mới nhất

Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021

Tháng mười hai 6, 2021|

Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]

Đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Tháng mười một 16, 2021|

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]