Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy tịnh tại luật Đầu tư năm 2021
Theo quy định của Luật Đầu tư 2020, có 5 hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được công nhận. Mỗi hình thức đầu tư đều có những quy định và yêu cầu khác nhau. Vậy nên khi lựa chọn phương thức đầu tư, các nhà đầu tư cần cân nhắc và đưa ra sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu đầu tư.
Năm hình thức đầu tư được quy định trong luật Đầu tư 2020 là:
- Thành lập tổ chức kinh tế
- Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
- Thực hiện dự án đầu tư
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
- Các hình thức đầu tư và loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, so với quy định của luật Đầu tư 2014, luật Đầu tư 2020 đã có những thay đổi và bổ sung nhất định.
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ theo những quy định cơ bản về thành lập tổ chức kinh tế như sau:
– Việc thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng đủ điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định tại Điều 9, luật Đầu tư 2020; và
– Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có: (i) dự án đầu tư; (ii) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thì thực hiện theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:
– Đầu tư vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
– Đầu tư để nắm giữ từ 51% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế, theo quy định tại khoản 1, Điều 23.
Thực hiện dự án đầu tư
Dự án đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn dài hạn hoặc trung hạn để tiến hành hoạt động đầu tư trên địa bàn và thời gian cụ thể. Dự án đầu tư có các đặc điểm sau đây:
(i) mục tiêu đầu tư;
(ii) giới hạn thời gian tồn tại;
(iii) có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
BCC là từ viết tắt của Business Cooperation Contract, tức là Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các bên trong hợp đồng này là các nhà đầu tư nước ngoài với nhau hoặc nhà đầu tư trong nước kết hợp với nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện thủ tục cấp giấy chưng nhận đăng ký đầu tư (theo quy định tại Điều 38). Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đều do các bên thoả thuận. Và bởi do tính chất của hình thức đầu tư là thông qua hợp đồng, vậy nên các bên không cần thành lập tổ chức kinh tế.
Ngoài ra, luật Đầu tư 2020 cũng quy định mở về những loại hình đầu tư có thể xuất hiện trong tương lai. Điều này cho thấy Việt Nam đang mở rộng cánh cửa hội nhập đón các nhà đầu tư nước ngoài với nhiều hình thức đầu tư khác nhau.
Để thực hiện thủ tục đầu tư và thành lập doanh nghiệp FDI, quý khách hàng vui lòng liên hệ văn phòng công ty luật INA theo số điện thoại của Luật sư Nguyễn Trung Nam: 0979.05.05.35 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi email đến: info@inalaw.net
Chia sẻ bài viết này!
Bài viết mới nhất
Mẫu số 05/PLIII – Đơn đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Mẫu số 05/PLIII - Đơn đề nghị cấp/cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được áp dụng kể từ ngày 01/02/2021, đính kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao [...]
Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021
Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]
Luật sư tư vấn dân sự – Giải quyết tranh chấp uy tín & tận tâm
Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm kỹ 2016 – 2020; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các toà án, trong nhiệm kỳ 2016-2020, các Tòa [...]
Đăng ký nhãn hiệu năm 2021
Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]