5 lưu ý đối với người lao động thử việc
Người lao động thử việc khi ký hợp đồng cần nắm rõ các quy định pháp luật về thử việc và hiểu rõ quyền lợi của bản thân mình. INA sẽ cung cấp cho bạn đọc toàn bộ những quy định về thử việc trong Bộ luật Lao động 2019.
-
Hợp đồng cho người lao động thử việc
Bộ luật Lao động 2019 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng thử việc mà chỉ đưa ra các nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc như sau:
- Thông tin của người sử dụng lao động;
- Thông tin của người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp và các khoản khác;
- Thời gian làm việc và nghỉ ngơi;
- Bảo hộ lao động.
Loại hợp đồng này không áp dụng đối với hợp đồng lao động dưới 1 tháng.
-
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên tự thọa thuận, nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc. Ngoài ra cần đảm bảo các quy định sau đây:
Vị trí công việc | Thời gian thử việc |
Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp | không quá 180 ngày |
Chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên. | không quá 60 ngày |
Chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. | không quá 30 ngày |
Công việc khác | không quá 06 ngày |
-
Lương thử việc
Điều 26, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tiền lương thử việc dựa trên sự thỏa thuận của hai bên. Tuy nhiên, trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của người lao động, tiền lương thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
-
Kết thúc thử việc
Khi thời gian thử việc chấm dứt, người sử dụng lao động phải có thông báo kết quả đến người lao động thử việc:
- Nếu người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động. Và người lao động được hưởng 100% mức lương thỏa thuận;
- Nếu người lao động không đấp ứng được yêu cầu công việc thì hợp đồng lao động/ thử việc chấm dứt.
-
Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Trong thời gian thử việc, hai bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc/ lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Để viết thêm chi tiết về các vấn đề pháp lý liên quan đến lao động và hợp đồng, quý khách vui lòng liên hệ văn phòng công ty luật INA theo số điện thoại của Luật sư Nguyễn Trung Nam: 0979.05.05.35 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi email đến: info@inalaw.net.
Chia sẻ bài viết này!
Bài viết mới nhất
Mẫu số 05/PLIII – Đơn đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Mẫu số 05/PLIII - Đơn đề nghị cấp/cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được áp dụng kể từ ngày 01/02/2021, đính kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao [...]
Giấy phép cho thuê lại lao động năm 2021
Kể từ ngày 01/02/2021, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp và người đại diện theo pháp [...]
Luật sư tư vấn dân sự – Giải quyết tranh chấp uy tín & tận tâm
Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm kỹ 2016 – 2020; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các toà án, trong nhiệm kỳ 2016-2020, các Tòa [...]
Đăng ký nhãn hiệu năm 2021
Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh [...]